Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, Đà Nẵng

slideimage

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Datetime

 

Hiển Thị Tin tức

Giới thiệu chung
Người đăng tin: Test Test Ngày đăng tin: 10/08/2020 Lượt xem: 3433

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG


Mô hình Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là một mô hình hoàn toàn mới lần đầu tiên xuất hiện trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và đến ngày 01/6/2015 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng được chính thức thành lập đi vào hoạt động. 
Trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước pháp quyền của chúng ta, hệ thống cơ quan tư pháp có tính độc lập đặc thù, được tổ chức và hoạt động trên cơ sở một số nguyên tắc đặc trưng cơ bản như nguyên tắc “khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, nguyên tắc “Tòa án thực hiện hai cấp xét xử” trong ngành Tòa án; hoặc nguyên tắc “tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành”, nguyên tắc “không lệ thuộc vào bất cứ cơ quan Nhà nước nào ở địa phương” trong ngành Kiểm sát... Vì vậy việc tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp phải theo mô hình cấp xét xử, cấp tố tụng, có “địa hạt tư pháp” riêng, hạn chế thấp nhất việc tổ chức theo hệ thống cơ quan hành pháp ở nước ta, như hệ thống Viện kiểm sát nhân dân ba cấp ở trước đây đã tổ chức theo mô hình cũ hoàn toàn gắn với cơ quan hành chính từng tồn tại trong thời gian dài đã bộc lộ nhiều hạn chế và bị chi phối bởi cơ quan hành chính và các cơ quan Nhà nước khác ở địa phương, ảnh hưởng đến tính độc lập trong hoạt động tố tụng tư pháp. Bên cạnh đó, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng nền tư pháp gần dân hơn, nhất là trong việc giải quyết khiếu kiện, kháng cáo, đề nghị, đơn thư của công dân, cơ quan, tổ chức, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhanh chóng, thuận tiện với hệ thống tư pháp. Do đó mà ngay từ Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết 49) đã xác định định hướng chiến lược rất quan trọng đó là “tổ chức hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính” và đưa ra mô hình “Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực” (Tòa án nhân dân cấp cao hiện nay). Nghị quyết 49 cũng đã định hướng tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm sát đó là “Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của tòa án”.
Tiếp theo, các Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 về “Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết  49-NQ/TW đã tiếp tục khẳng định xu hướng cải cách tư pháp này và chỉ rõ việc thành lập hệ thống Tòa án nhân dân (viết tắt là TAND) bốn cấp (thay vì ba cấp như trước đây) và hệ thống Viện kiểm sát cũng được thành lập tương ứng với hệ thống Tòa án. 
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định” (khoản 2 Điều 107). Hiến pháp không quy định cụ thể hệ thống tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (viết tắt là VKSND), nhưng để ngỏ khả năng thành lập VKSND cấp cao (khác Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định rõ hệ thống VKSND gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân địa phương (Điều 137). Trên cơ sở quy định của Hiến pháp 2013, Điều 40 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định về hệ thống VKSND bao gồm:
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
3. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
5. Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Theo quy định trên thì VKSND cấp cao là cấp kiểm sát thứ hai từ trên xuống (dưới VKSND tối cao và trên VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện) trong hệ thống bốn cấp kiểm sát (trong phạm vi bài viết này không đề cập đến hệ thống Viện kiểm sát quân sự các cấp được tổ chức riêng).
Về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND cấp cao được quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật tổ chức VKSND năm 2014:
“Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao”.

Trụ sở: Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

Hai nhiệm vụ, quyền hạn này xuất phát từ nhiệm vụ đặt trưng, xuyên suốt của ngành kiểm sát nhân dân nói chung, có tính Hiến định (khoản 1 Điều 107 Hiến pháp năm 2013) và đối với từng cấp kiểm sát nói riêng. Trên cơ sở đó, Quyết định số 26/QĐ-VKSTC-VC ngày 20/11/2015 do Viện trưởng VKSND tối cao ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của VKSND cấp cao, tại khoản 1 Điều 3 quy định cụ thể về một trong những nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản quan trọng nhất của VKSND cấp cao đó là:
“Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao, thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kháng cáo, kháng nghị, thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị”.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 82/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật tổ chức VKSND năm 2014 còn quy định thẩm quyền của Viện trưởng VKSND cấp cao:
“Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi lãnh thổ thuộc thẩm quyền.”
Thẩm quyền này được chính thức quy định cụ thể hóa tại các luật tố tụng chuyên ngành mới là Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Điều 373 và Điều 400, nhưng chưa có hiệu lực thi hành); Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Điều 331 và Điều 354) và Luật tố tụng hành chính năm 2015 (Điều 260 và Điều 283). Đây là thẩm quyền hoàn toàn mới đối với cấp kiểm sát mới này, thẩm quyền này cũng đã thay thế thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh và Chánh án TAND cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện. Như vậy, việc tổ chức và hoạt động của mô hình VKSND cấp cao (cũng như mô hình TAND cấp cao) có vai trò làm hạt nhân thu gọn đầu mối, bảo đảm tính tập trung thống nhất về người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và người tham gia các phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm, khắc phục tình trạng có quá nhiều đơn vị thực hiện chức năng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm như trước đây. Tạo điều kiện để VKSND cấp tỉnh tập trung làm tốt công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, không tham gia nhiều giai đoạn xét xử vừa sơ thẩm, phúc thẩm lại vừa giám đốc thẩm, tái thẩm mà trước đây từng tồn tại trong thời gian dài.
Trong mối quan hệ ngành dọc thì Viện trưởng VKSND cấp cao còn có thẩm quyền: “Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện” (điểm b, khoản 2 Điều 65 Luật tổ chức VKSND năm 2014).
Mô hình VKSND cấp cao này thực chất không hoàn toàn mới mà có tính kế thừa đơn vị tiền thân là các Viện thực hành quyền công tố (THQCT) và kiểm sát xét xử phúc thẩm về chức năng THQCT và kiểm sát việc giải quyết các loại án phúc thẩm, vừa phát huy lợi thế trong việc tiếp nhận giải quyết khiếu kiện, đơn thư của người dân đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án ở địa phương theo địa hạt tư pháp, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhanh chóng, thuận tiện với công lý, với hệ thống tư pháp, đưa nền tư pháp nước ta đến gần dân hơn khi VKSND cấp cao được tăng cường mới chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng tại giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm như đã nêu trên, đồng thời cũng góp phần giảm tải đáng kể khối lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo tập trung về các cơ quan trung ương như trước đây. Bên cạnh đó, VKSND cấp cao là cấp kiểm sát độc lập trong hệ thống 4 cấp kiểm sát tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị trong việc chủ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường các thẩm quyền công tác và tự chịu trách nhiệm với Viện trưởng VKSND tối cao. Ưu điểm này khắc phục được nhiều hạn chế mà đơn vị tiền thân của nó khi trực thuộc VKSND tối cao về mọi mặt. 
Như vậy, mô hình VKSND cấp cao có tính độc đáo ở chỗ đơn vị này không thực hiện chức năng THQCT và kiểm sát việc giải quyết án ở giai đoạn sơ thẩm và chức năng kiểm sát công tác thi hành án dân sự, hình sự như các cấp kiểm sát khác, chỉ tập trung vào công tác nghiệp vụ chuyên sâu là THQCT, kiểm sát việc giải quyết án ở giai đoạn phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; mặt khác, VKSND cấp cao được tổ chức hoàn toàn độc lập với cấp hành chính, không chịu sự ràng buộc, chi phối, áp lực nào về mặt lý thuyết cũng như trên thực tế bởi bất cứ cơ quan Nhà nước nào ở địa phương, mà chỉ chịu sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung thống nhất toàn diện của VKSND tối cao (kể cả công tác Đảng, Đảng bộ VKSND cấp cao cũng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ VKSND tối cao). Cách thức tổ chức này phản ảnh đúng bản chất nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND “không lệ thuộc vào cơ quan Nhà nước nào ở địa phương”. Mô hình này tạo cho VKSND cấp cao có điều kiện hoạt động độc lập, khách quan, chỉ tuân theo pháp luật và chỉ chịu sự lãnh đạo tập trung thống nhất của VKSND tối cao. Nên đây là mô hình có tính “đột phá” của cải cách tư pháp.
 


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Tin tức

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Viện kiểm sát cấp cao, lịch tiếp dân

Viện kiểm sát cấp cao

Viện kiểm sát cấp cao

Viện kiểm sát cấp cao

Viện kiểm sát cấp cao

Viện kiểm sát cấp cao

Viện kiểm sát cấp cao

THƯ VIỆN ẢNH

Thư viện video

Quản lý Video

Danh sách kiểu

Quản lý nội dung HTML

Kiểm sát

Bảo vệ pháp luật

csdl quốc gia

Quản lý nội dung HTML

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

Trưởng Ban biên tập: Ông Phan Văn Tâm - Chức vụ: Phó Viện trưởng 

Trụ sở: số 04 Lý Tự Trọng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0236.3.818.113 - Fax: 0236.3.889.891

Đăng nhập